Hướng dẫn

>> Nếu không có thời gian trò chuyện hãy nhấc máy lên và gọi qua số Hotline: 0236 3611 111

>> Điện thoại bạn đang hết tiền hoặc muốn tiết kiệm chi phí, hãy nhập số điện thoại tại đây

Bác sĩ sẽ gọi lại để được tư vấn miễn phí

Máu trong nước tiểu - dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm [Đà Nẵng, Quảng Nam]

Lượt xem :644
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Xuất hiện máu trong nước tiểu là một dấu hiệu rất thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả nam và nữ. Phần lớn các nguyên nhân gây ra tình trạng này có liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người khi đi tiểu thấy máu lẫn trong nước tiểu cần đến ngay các trung tâm y tế chất lượng hoặc cơ sở y tế điều trị chuyên khoa để được kiểm tra vì đây có thể là triệu chứng bệnh lý bạn cần sớm điều trị.

MÁU TRONG NƯỚC TIỂU LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Các bác sĩ tại phòng khám Miền Trung cho biết, tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu (hay gòn gọi là tiểu ra máu, đái ra máu) sẽ được chia thành có 2 loại chính:

 Tiểu máu đại thể

Là người bệnh có thể nhìn thấy được nước tiểu màu đỏ hay màu vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, dây máu ra theo nước tiểu do lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều lên bất thường.

 Tiểu máu vi thể

Là tình trạng người bệnh không nhìn được lượng máu có trong nước tiểu, thay vào đó sẽ gặp một số triệu chứng như: Nước tiểu ít, đau đớn lỗ tiểu, rát lỗ tiểu mỗi lần đi tiểu. Thay vào đó, máu trong nước tiểu sẽ được tìm thấy thông qua quan sát dưới kính hiển vi hoặc phương pháp cặn Addis để xác định xem bệnh nhân có bị tiểu ra máu hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Miền Trung cho biết:

Tình trạng máu trong nước tiểu (tiểu ra máu) có thể xuất hiện độc lập, tức là không kèm theo biểu hiện nào khác. Hoặc tình trạng tiểu ra máu có thể kèm theo đi tiểu nhiều lần, đi tiểu buốt rát, ngứa vùng kín, sưng bộ phận sinh dục, đau bụng dưới…

Máu lẫn trong nước tiểu có thể tự hết sau 1,2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến nhiều ngày, khiến người bệnh đau đớn, mất ăn mất ngủ, stress và cơ thể suy nhược. Theo đó, tiểu ra máu có thể là biểu hiện của bệnh:

MÁU TRONG NƯỚC TIỂU - DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH NGUY HIỂM

"Máu trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì? có nguy hiểm không" chính là băn khoăn, lo lắng và khiến nhiều người hoang hoang khi không may gặp phải tình trạng này. Và các chuyên gia sau nhiều ca thăm khám và điều trị đã tổng hợp lại một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiểu ra máu như sau:

Do chấn thương vùng kín

Việc quan hệ tình dục sai tư thế, thủ dâm mạnh bạo hay thụt rửa âm đạo sâu… dẫn đến tổn thương vùng kín. Từ đó gây ra tình trạng sưng đau bộ phận sinh dục, niêm mạc vùng kín bị tổn thương nên máu từ trong đường tiểu khi thoát ra ngoài lẫn với nước tiểu, đi tiểu đau, tiểu buốt…

Với trường hợp này, tiểu ra máu chỉ xuất hiện từ 1-2 ngày, nếu kéo dài hơn nhiều ngày thì bạn cần phải nhanh chóng đến gặp chuyên gia, để được chữa trị một cách đúng nhất.

Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, vi khuẩn đi đến đâu sẽ gây viêm, làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu tại chỗ ở đó. Bao gồm cả niệu đạo, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, thậm chí là lây lan ngược dòng lên gây viêm thận, viêm bể thận…

Bệnh nhân sẽ gặp một số các triệu chứng điển hình bao gồm:

- Liên tục buồn tiểu, tiểu liên tục đau và bỏng rát lỗ tiểu khi đi tiểu; Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, thậm chí là tiểu mót và bí tiểu. Nếu bị nhiễm trùng thận thì bên cạnh gây ra các triệu chứng này; bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đau lưng và bụng dưới nhiều…

- Đối với một số người, đặc biệt là ở những nam giới lớn tuổi, dấu hiệu duy nhất của bệnh có thể là có những giọt máu nhỏ bị hoà lẫn trong nước tiểu.

Bệnh tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là cơ quan đặc trưng chỉ có ở nam giới, các bệnh lý ở các cơ quan này hay mắc phải như là viêm tuyến tiền liệt, phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt… Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng.

Nhưng khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các triệu chứng như là: khó đi tiểu, tiểu buốt – tiểu rắt – tiểu nhiều lần – són tiểu – tiểu đêm; “cậu nhỏ” khó cương dương, tinh dịch có sự thay đổi bất thường. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh thông qua siêu âm tuyến tiền liệt hoặc soi niệu đạo.

Sỏi thận

Các khoáng chất trong nước tiểu do một vài nguyên nhân không được thanh lọc tốt, bị cô đặc lại và tạo ra các tinh thể bám trên thận hoặc bàng quang. Về lâu dài, các tinh này thể trở nên rắn và cứng hơn; phát triển thành sỏi thận. Có thể là một hoặc nhiều cục sỏi với kích thước khác nhau.

Các loại sỏi thận nhỏ thường không gây đau và bạn cũng không thể nhận biết sự tồn tại của chúng. Đôi khi chỉ bị đi tiểu đau, tiểu khó thoáng qua nên hay bị chủ quan; cho đến khi chúng gây tắc nghẽn trong thận gây tiểu khó, tiểu rắt, xuất hiện máu trong nước tiểu.

Bệnh xã hội truyền nhiễm.

Hiện tượng tiểu ra máu cực kỳ nguy hiểm, nhất là các đối tượng có xu hướng tình dụng phóng khoáng, quan hệ tình dục không an toàn. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh lậu sẽ bị tiểu ra máu, đau đớn dương vật, dương vật chảy mủ, khó chịu và đau rát mỗi khi quan hệ tình dục.

Bệnh cần được xét nghiệm sớm để tránh sự lây nhiễm đến người thân, bên cạnh đó còn giúp kiểm soát sự nguy hiểm đến tính mệnh do bệnh gây ra.

Do bệnh phụ khoa (ở nữ)

Các bệnh phụ khoa được liệt vào danh sách này sẽ khiến chị em gặp nhiều lo lắng, vì viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kín cũng như hệ thống đường tiết niệu, nên có các biểu hiện sau đây: Xuất huyết kinh nguyệt bất thường, thường xuyên buồn đái hơn và cảm thấy bàng quang đầy nước; đi đái ra máu; đau bụng dưới, đau lưng, khí hư ra nhiều; sưng, đau hoặc ngứa bộ phận sinh dục…

Ung thư

Ung thư bàng quang; ung thư tinh hoàn - ung thư tuyến tiền liệt (ở nam), ung thư nội mạc tử cung – ung thư cổ tử cung (ở nữ)… đều là những nguyên nhân cần hết sức cảnh giác và có thể gây tình trạng máu trong nước tiểu.

Ở giai đoạn sớm bệnh hầu như sẽ không có dấu hiệu rõ ràng, càng về sau bệnh càng rõ rệt. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên cẩn thận đi khám và tầm soát ung thư sớm như là: đau âm ỉ ở vùng chậu; đau ở lưng dưới, đau khi quan hệ, căng tức bàng quang, tiểu tiện bất thường (tiểu nhiều lần, mót tiểu, tiểu ra máu, tiểu khó); dịch tiết âm đạo/ dương vật bất thường...

Như vậy, hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu cho thấy cơ thể đang rất bất ổn, đa phần có liên quan đến các bệnh lý ở bộ phận sinh dục, hệ tiết niệu… Nếu không được phát hiện, chữa trị sớm thì người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể; vô sinh-hiếm muộn; đe dọa đến tính mạng…

ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN MÁU TRONG NƯỚC TIỂU UY TÍN TẠI ĐÀ NẴNG

Khi phát hiện tình trạng máu trong nước tiểu, người bệnh có thể đến ngay địa chỉ: Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung (280-282 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng) để được kiểm tra xét nghiệm cụ thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh đi tiểu ra máu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý mà bạn đang mắc phải và chữa trị đúng cách.

Được biết, việc điều trị tại phòng khám dựa trên vào bệnh án của bệnh nhân sau khi xét nghiệm cụ thể như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tiểu, siêu âm bàng quang,... Qua đó bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu có chọn lọc, giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ sức khỏe kịp thời.

⇒ Điển hình một số phương pháp điều trị tiểu ra máu mang lại hiệu quả, an toàn, tiết kiệm như:

 Các bệnh do nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở mức độ nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc uống, thuốc bôi,... Những trường hợp này chỉ mang tính chất tạm thời, không dùng cho trường hợp bệnh nặng, cần điều trị dứt điểm.

 Trường hợp nặng hơn có thể sử dụng các phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật, kỹ thuật DHA tiên tiến, sử dụng tia Laser, hệ thống CRS để điều trị bệnh tiết niệu để loại bỏ các tổn thương do vi khuẩn gây ra.

 Đối với bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang gây đi tiểu ra máu, bệnh nhân nên uống nhiều nước và hoạt động để đẩy sỏi ra ngoài. Trường hợp nặng phải sử dụng các kỹ thuật xâm lấn, phẫu thuật đánh tan sỏi thành các mảnh nhỏ và tiêu tan sỏi.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung về các thông tin liên quan đến tình trạng máu trong nước tiểu, để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn liên Hotline: 0236 36 11111 hoặc nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới để được hỗ trợ. Mọi thắc mắc đều được các bác sĩ giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Tư vấn online

  Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

- Tư vấn qua số điện thoại 0236 36 11111

- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

 Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.

Đăng ký khám nhanh

Tư vấnĐiện Thoại Tư vấn Đặt Hẹn